Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng xảy ra ở hầu hết mọi người cả trẻ nhỏ và người lớn. Tỷ lệ ở trẻ em từ 3 – 8 tuổi nhiều hơn ở người lớn. Vậy nguyên nhân chảy máu cam từ đâu? Cách xử trí khi bị máu cam như thế nào cho đúng?
Nguyên nhân chảy máu cam
– Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã…).- Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫ đến viêm mũi…).
– Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.- Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.

– Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.
– Không khí quá khô (độ ẩm thấp).
– Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.
Cách xử trí
Sau khi xác định nguyên nhân chảy máu cam (loại bỏ trường hợp khẩn cấp do chấn thương), bạn có thể xử trí bằng cách như sau:
Bước 1:
Người bị chảy máu cam đầu tiên cần ngồi thẳng, không nghiêng đầu về phía sau vì có thể khiến máu chảy qua khí quản/cổ họng gây sặc.
Nếu người bị chảy máu cam là trẻ nhỏ, hãy hướng dẫn trẻ từ từ và xử lý. Trẻ nhỏ thường có phản ứng dụi mũi vì vậy khi cha mẹ khi phát hiện con bị chảy máu cam, tuyệt đối không để bé dụi mũi để tránh không biết máu cam chảy từ mũi bên nào.
Sau khi lau sạch mũi, hãy đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra, đồng thời, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói.
Bước 2:
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chặt cả 2 lỗ mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Khi đó áp lực sẽ tự động tác động lên điểm chảy máu trong mũi và làm ngừng chảy.
Nếu xử trí với trẻ hãy lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút để máu sẽ ngừng chảy.
Lưu ý, chỉ nên ấn một bên cánh mũi, không bóp mạnh phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà còn làm trẻ bị đau.
Đồng thời, không được thả tay ra quá sớm hay nhiều lần vì có thể khiến máu chảy kéo dài hơn. Nếu trong trường hợp đã ấn bên cánh mũi mà máu vẫn không ngừng chảy, hãy lặp lại các thao tác trên một lần nữa.
Khi nào tìm bác sĩ?
– Máu mũi chảy do đầu bị va chạm mạnh hoặc bị một vật gì rơi vào.
– Đã làm các động tác sơ cứu mà máu vẫn chảy.
– Người bệnh bị huyết áp cao.
– Người bệnh có những triệu chứng khác (đau đầu, nôn mửa…).
– Nếu sau khi ngừng một thời gian, máu mũi lại chảy.
Hướng dẫn thêm mã giảm giá Lazada cực xịn