Online hay Offline Audio Render | cái nào tốt hơn

Một vấn đề được tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng kỹ thuật viên âm thanh từ lâu, nhưng ít ai thử nghiệm đúng cách để kiểm chứng thực sự. Vậy thì chúng tôi làm.

Online vs Offline Audio Render

Nói nôm na, online render (hay còn gọi là Real-Time Export hoặc Real-Time Bouncing hoặc Real-time Render) giống như kiểu vừa playback vừa record lại chính nội dung đó. Bài hát kéo dài như thế nào thì thời lượng render cũng dài như vậy.

✩✩✩ Có Thể Bạn Sẽ Thích ✩✩✩

Còn offline render thì khác, máy tính sẽ không thực hiện quá trình playback bình thường mà dồn hết tài nguyên xử lý để tăng tốc quá trình render audio. Do đó, offline render luôn tốn ít thời gian hơn.

Chất lượng Âm thanh Tốt hơn: Online hay Offline Audio Render?

Một vấn đề được tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng kỹ thuật viên âm thanh từ lâu, nhưng ít ai thử nghiệm đúng cách để kiểm chứng thực sự. Vậy thì chúng tôi làm.

Online vs Offline Audio Render

Nói nôm na, online render (hay còn gọi là Real-Time Export hoặc Real-Time Bouncing hoặc Real-time Render) giống như kiểu vừa playback vừa record lại chính nội dung đó. Bài hát kéo dài như thế nào thì thời lượng render cũng dài như vậy.

Còn offline render thì khác, máy tính sẽ không thực hiện quá trình playback bình thường mà dồn hết tài nguyên xử lý để tăng tốc quá trình render audio. Do đó, offline render luôn tốn ít thời gian hơn.

Realtime-vs-offline

Nhưng cũng chính vì thế mà rất nhiều người cho rằng chất lượng render của offline render không tốt bằng online render, một số người còn khẳng định online render cho âm thanh “tốt hơn rất nhiều”. Chưa nói cụ thể đúng sai ra sao, chúng ta cần phải kiểm tra thử đã.

04 bài Kiểm tra

  1. Render Online và Offline lần lượt khi đã có effect.
  2. Render Online và Offline lần lượt với RAW file (file thô)
  3. Render Online và Offline lần lượt với các plugin thuần digital dạng insert với automation phức tạp
  4. Render Online và Offline lần lượt với plugin mô phỏng với automation phức tạp

Phép kiểm tra sẽ chỉ ra được sự khác nhau giữa các phương thức xuất file hoặc sự khác nhau giữa nhiều lần xuất file với cùng một phương thức. Còn sự khác nhau về âm thanh (nếu có) được hiểu là “hay” hay không thì chúng tôi để dành phần đó cho các bạn tự đánh giá.

Cách thức Tiến hành

Các bài kiểm tra sẽ được chúng tôi thực hiện trên Reaper 6 và Pro tool 12 – 2 trong số các DAW tiêu chuẩn được đánh giá là trung thực và chính xác nhất. Thật ra, trừ một số DAW cố tình mô phỏng analog console ngay từ đầu như Harrison MixBus, đại đa số (không phải tất cả!) các DAW khác đều cho âm thanh trung thực và hợp lệ để thực hiện bài test này.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ xuất ra 2 file cho mỗi bài kiểm tra, một online và một offline, sau đó import ngược lại vào project để thực hiện đảo cực (polarity invert) một trong hai track.

Kết thúc việc đảo cực trong những bối cảnh này sẽ luôn cho ra 2 kết quả: ngược pha hoàn toàn và lệch pha nhẹ.

Trường hợp 1: Ngược pha hoàn toàn

Sau khi đảo cực 1 track, 2 track triệt tiêu nhau hoàn toàn (null) và âm lượng tổng bằng âm vô cùng (tức là không có âm thanh). Điều này chứng tỏ không có khác biệt về nội dung giữa 2 track được thử nghiệm. Hay nói cách khác: Hai track này giống nhau hoàn toàn, từng tí một!

Trường hợp 2: Lệch pha nhẹ

Sau khi đảo cực 1 track, 2 track không triệt tiêu nhau hoàn toàn mà cho ra âm thanh rất mờ và nhỏ. Điều này chứng tỏ nội dung của 2 track khác nhau. Và sự khác nhau này chính là những gì còn lại mà bạn nghe thấy hoặc quan sát thấy được.

Video Chi tiết

Kết luận

Sau bài kiểm tra trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

  1. Với bản mix sử dụng digital plugin thuần (không có bất cứ xử lý mô phỏng analog nào), kết quả render online và offline giống nhau 100%, không có sự khác biệt
  2. Với bản mix sử dụng plugin giả lập analog hoặc một số hiệu ứng phức tạp, kết quả render LUÔN khác nhau bất kể bạn render online hay offline. Sự khác nhau này không nên được hiểu là cái nào “hay” hơn. Thực chất, đó là kết quả của một số quá trình randomize (thuật toán ngẫu nhiên) sử dụng trong các hiệu ứng trên. Ngay cả khi chúng tôi render online cùng 1 bản mix thành 2 file khác nhau, 2 file này cũng không triệt tiêu nhau hoàn toàn, tức là cùng 1 bối cảnh và cùng 1 cách render, 2 bản mix cũng không hề cho ra âm thanh giống nhau 100%.
  3. Đối với các bản mix sử dụng automation phức tạp và có dùng các plugin giả lập thiết bị analog, bất kể bạn render online hay offline, kết quả render vẫn cho ra các file có nội dung không đồng nhất. Kể cả bạn render cùng 1 phương pháp (ví dụ render online), 2 file render vẫn là 2 file khác nhau!!!

Nào, bây giờ bạn thử ngẫm xem, rốt cục cái nào mới là “hay”? Và có thật sự render online tối ưu hơn render offline? Câu trả lời xin để tự bạn suy ngẫm.

Theo: Tạp chi mix

Bình Luận